Giới thiệu chương trình đào tạo Điện tử Công nghiệp
Chương trình đào tạo "Điện tử công nghiệp"
Chương trình đào tạo "Điện tử công nghiệp" nhằm trang bị cho người học có kiến thức khoa học cơ bản toàn diện, kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành vững chắc để có thể tham gia vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện - điện tử trong công nghiệp và dân dụng, phục vụ tốt xã hội, đất nước; có khả năng tự học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp tiếp thu được tiến bộ khoa học, công nghệ mới của thế giới, hòa nhập được trong môi trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.
Sinh viên Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics cài đặt biến tần công nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng:
Đối với chương trình đào tạo "điện tử công nghiệp" (Trình độ Trung cấp) người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hiện các khâu thi công kỹ thuật thuộc lĩnh vực điện tử công nghiệp: chế tạo mạch in và hàn linh kiện điện tử theo các bản vẽ kỹ thuật; lắp ráp các mạch điện tử; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị điện - điện tử theo các quy trình kỹ thuật, lập trình điều khiển (PLC, Vi điều khiển), cài đặt biến tần đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp... Cụ thể:
- Lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, điện tử điều khiển cho các hệ thống, máy sản xuất trong công nghiệp như: băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, biển quang báo…
- Lắp ráp, sửa chữa được các thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng như: bộ nguồn, bộ điều khiển nhiệt độ, bộ biến tần, UPS, cảm biến, máy hàn, máy xi mạ, mạch điện inverter (của các thiết bị điện như nồi cơm điện tử, bếp điện từ), máy giặt, máy điều hòa không khí, máy tập thể dục thể hình...
- Thiết kế board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển, thiết kế hệ thống cảm biến, đo lường....đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.
- Lập trình cho các bộ điều khiển lập trình PLC, bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ, cài đặt và vận hành bộ biến tần, lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển điện khí nén....đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp...
2. Cơ hội việc làm:
Hiện nay các khu công nghiệp trên cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đang phát triển rộng khắp thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất cùng với đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực về điện tử công nghiệp có vai đò đảm trách quan trọng hoạt động của nhà máy. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty của nước ngoài sản xuất các thiết bị điện - điện tử tại Việt Nam đang rất cần nhân lực thuộc lĩnh vực điện tử như: LG, Samsung....
Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc sau:
- Đảm nhận các công việc vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện - điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và dân dụng.
- Có thể tự mở doanh nghiệp hoặc làm kỹ thuật cho các công ty chuyên xây lắp điện cho các công trình từ dân dụng đến công nghiệp, các tòa nhà, khách sạn; các công ty làm dịch vụ kỹ thuật sửa chữa, bảo trì, thi công lắp đặt các loại thiết bị điện - điện tử...trong công nghiệp và dân dụng.
- Cơ hội làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì thiết bị điện - điện tử cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, siêu thị điện máy, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ … cho đến các phòng tập thể dục thể hình (phòng gym)…
- Có khả năng tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ cao hơn trong lĩnh vực điện tử công nghiệp ở trong và ngoài nước.
ThS. Nguyễn Đình Chung
Đã Xem: 3068
Bài Viết Mới Nhất
- Sinh viên khoa CNTT tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC năm 2023
- Sinh viên khoa Kế toán tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC năm 2023
- Sinh viên Khoa Điện - Điện tử tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC, năm 2023
- Học ngành, nghề Điện công nghiệp
- Học sinh - sinh viên Khoa Điện - Điện tử tham dự Hội thi tay nghề giỏi VTC, năm 2021
- Cơ hội và thách thức cho sinh viên ngành kế toán trong cách mạng công nghiệp 4.0