Ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử trong bối cảnh Việt Nam chủ động tham gia vào Cách mạng công nghiệp 4.0

Ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử  trong bối cảnh Việt Nam chủ động

tham gia vào Cách mạng công nghiệp 4.0

1. Ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao trên thị trường lao động

          Nếu bạn chỉ cần sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet để tìm việc làm trên các trang tìm kiếm việc làm uy tín như: http://www.vietnamworks.com/;https://www.careerlink.vn/;http://careerbuilder.vn/; http://mywork.com.vn/; http://timviecnhanh.com/...thì có thể dễ dàng tìm được công việc viên quan đến ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử.

          Có thể nói ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử là xương sống của mọi ngành nghề. Trong đời sống xã hội hiện đại, nguồn năng lượng điện vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với đời sống con người. ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử  giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện, đảm bảo kỹ thuật trang bị điện, điện tử cho các hệ thống, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Các kỹ sư, kỹ thuật viên Điện, điện tử thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp. Lắp đặt, đấu nối mạch điện điều khiển và động lực cho các máy sản xuất tích hợp từ các khí cụ điện truyền thống (Rơ le, Công tắc tơ...) cho đến lập trình và vận hành thiết bị điều khiển lập trình (LPC). Thiết kế mạch điện tử, lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình sử dụng vi điều khiển. Thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, chỉnh định và vận hành thiết bị điều khiển điện – khí nén. Cài đặt, vận hành các thiết bị điều khiển chuyên dụng như: Biến tần (Inverter); Bộ điều khiển nhiệt độ (Temperature Controller)... Lắp đặt, chỉnh định và cài đặt lập trình cho các loại cảm biến (Sensor) từ cảm biến thông thường cho tới các cảm biến thông minh được sử dụng trong các máy sản xuất, thiết bị điện dân dụng, nhà thông minh... Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử trong máy sản xuất và dân dụng.

          Ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử không phải là ngành nghề mới nhưng lại liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên nhu cầu nhân lực về ngành/ nghề này luôn ở mức cao. Sau khi tốt nghiệp, dù chọn công việc trong doanh nghiệp hay làm tự do, ưu điểm của nghề này là người học có thể đi làm ngay và có mức thu nhập tốt.

          Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi diện mạo của rất nhiều ngành nghề nhưng Ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử chưa bao giờ là ngành học cũ và nguồn nhân lực cho việc vận hành, quản lý đối với nhóm ngành này cũng không hề nhỏ. Sinh viên ngành sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, với nhiều cơ hội đa dạng và phong phú như: Làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện. Thiết kế, lắp đặt, thi công, sửa chữa, bảo trì các hệ thống trang bị điện, điện tử cho các máy sản xuất tại tất cả công ty, nhà máy doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,...và dân dụng.

          Theo Quyết định Số: 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo. Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt 7,0-7,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt 11,0-12%/năm; giai đoạn 2026-2035 đạt 10,5-11,0%/năm . Để đạt được những chỉ tiêu trên, nhất định phải có sự gia tăng về quy mô các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc cần phát triển các hệ thống và mạng lưới điện công nghiệp, Lắp đặt, vận hành, đảm bảo kỹ thuật thiết bị điện, điện tử để duy trì sự hoạt động của các hệ thống dây chuyền, máy móc sản xuất.... Chính sách này là cơ sở để khẳng định Ngành/ nghề Kỹ thuật điện, điện tử không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng ở thời điểm hiện tại và tương lai không xa.

2. Ngành được đào tạo chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, gắn với thực tiễn

          Hiện nay, các khu công nghiệp đang phát triển rộng khắp, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực Điện, điện tử theo đó cũng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng do ít người học nên các trường không cung cấp đủ. Nhằm giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp như: ký hợp đồng với Nhà trường theo mô hình “đào tạo kép”, sinh viên sẽ vừa học tại trường vừa làm việc tại doanh nghiệp. Cấp học bổng của doanh nghiệp cho người học, hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho Nhà trường. Hiện nay tại trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics, Tập đoàn LG Hàn Quốc đang cấp học bổng cho Học sinh, Sinh viên Nhà trường, hỗ trợ đầu tư Thư viện hiện đại các trang thiết bị tiêu chuẩn cùng với hệ thống máy tính kết nối Internet tra cứu tài liệu điện tử... Nhà trường đã ký kết “Hợp đồng cung ứng lao động” với các doanh nghiệp: Công ty TNHH Công nghệ máy văn phòng KYOCERA Việt Nam; Công ty TNHH TOYOTA BOSHOKU Hải Phòng; Công ty cổ phần sản xuất và công nghệ nhựa Phale - Khu công nghiệp cảng Đình Vũ - Hải Phòng để cung ứng nguồn lao động từ các Học sinh, Sinh viên của Nhà trường theo học các nghề Điện, điện tử tốt nghiệp ra trường hàng năm. Cung ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp với các tập đoàn, nhà máy có nhu cầu như: nhà máy LG innotek, công ty TNHH LG display, nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone, công ty Fuji xerox Hải Phòng… các đơn vị này hàng năm đều đến Trường tuyển dụng trực tiếp Học sinh, Sinh viên ngay sau khi các em tốt nghiệp ra trường.

          Ngay trong quá trình đào tạo, nhà trường đã liên kết với các đơn vị tuyển dụng, đưa sinh viên đến thực tập, làm quen với môi trường, văn hóa doanh nghiệp và tác phong công nghiệp để Học sinh, Sinh viên có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

          Lĩnh vực Điện, điện tử là ngành/ nghề đặc thù, là Tâm điểm của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong quá trình đào tạo ngành/ nghề này Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Doanh nghiệp cập nhật cập nhật các kỹ thuật công nghệ mới, cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, đầu tư thiết bị thực hành hiện đại để đáp ứng yêu cầu thực tế công việc của người học sau khi tốt nghiệp ra trường. 

          Hiện nay Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics có đội ngũ giảng viên 100% có Trình độ từ Thạc sĩ trở lên, có trên 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, trực tiếp tham gia các dự án chuyển giao công nghệ, thi công, sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị điện, điện tử tại các doanh nghiệp và khách hành cá nhân.

          Các ngành/ nghề thuộc lĩnh vực Điện, điện tử  mà Khoa Điện - Điện tử đang đào tạo hiện nay:

          - Điện Công nghiệp (Trình độ Trung cấp, Trình độ Cao đẳng).

          - Điện tử Công nghiệp (Trình độ Trung cấp).

3. Một số thành tựu nổi bật của Khoa Điện - Điện tử

          Kể từ khi thành lập đến nay Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics đã đào tạo hàng nghìn kỹ thuật viên, Cử nhân Cao đẳng, Kỹ sư thực hành thuộc lĩnh vực Điện, điện tử hiện đang làm việc ở mọi miền của Tổ quốc và nước ngoài. Nhiều người trong số đó đang giữ vai trò quan trọng trong các Doanh nghiệp. Điển hình có thể kể tới:

          - Cựu sinh viên Khoa Điện - Điện tử: Trần Văn Lượng, Lớp 2TĐK1 hiện làm giám đốc Công ty TNHH TASC Việt Nam tại Hải Phòng.  

           - Cựu sinh viên Khoa Điện - Điện tử:  Nguyễn Văn Chí, lớp 2TĐK4A hiện làm giám đốc Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Và Xử Lý Nước Acos tại Hà Nội.

           - Cựu sinh viên Khoa Điện - Điện tử: Nguyễn Văn Học, lớp 3TĐ10A hiện làm giám đốc Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Winteck tại Hải Phòng .

         Khoa Điện - Điện tử là một trong các Khoa Công nghệ của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics hoạt động rất tích cực và có hiệu quả trong lĩnh vực Khoa học, công nghệ. Nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu biểu có thể kể đến:

          - Sản phẩm Cầu trục chân đế của nhóm sinh viên lớp 2TĐK1 (SV: Trần Văn Kiên - Trưởng nhóm).

           - Sản phẩm Robot chơi đàn Organ của Giảng viên Đào Quang Khanh (Được đưa tin trên phóng sự 7 ngày công nghệ của truyền hình VTV 2) năm 2015.

           - Sản phẩm xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu của Giảng viên và sinh viên Khoa Điện - Điện tử được đánh giá cao trong "cuộc thi lái xe sinh thái - tiết kiệm nhiên liệu Honda 2015" được đánh giá cao với thành tích 150 km/lít xăng.

         - Sản phẩm Máy in 3D khung Delta của nhóm sinh viên lớp 2ĐT13B (SV: Đào Quang Tùng - Trưởng nhóm) trưng bày tại triển lãm "Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông hồng năm 2018" do Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hải Phòng tổ chức.

         - 03 sản phẩm: Máy in 3D, Tủ thực hành điện Công nghiệp đa chức năng, Mô hình điều khiển lò nhiệt của sinh viên khóa 13 Khoa Điện – Điện tử được cấp Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ sáng tạo xây dựng Thành phố” năm 2018.

        - Sản phẩm Máy khắc CNC mini của nhóm sinh viên lớp 2TĐ14A (SV: Nguyễn Trường Giang - Trưởng nhóm) - Đề tài tốt nghiệp năm 2019.

           - Năm 2019: 02 sản phẩm của giảng viên tham dự "Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc lần thứ 6, năm 2019" đạt giải cấp quốc gia và được tặng giấy khen của Tổng cục trưởng tổng cục dạy nghề (Mô hình bàn thực hành PLC đa chức năng của ThS. Nguyễn Đình Chung; Mô hình hệ thống chuông báo giờ tự động trong trường học sử dụng Rơle thời gian của ThS. Trương Văn Hiếu).

            Một số hình ảnh tiêu biểu:

Giảng viên Khoa Điện - Điện tử dạy học online trong thời gian giãn cách xã hội chống dịch Covid 19.

Sản phẩm "Mô hình cần trục chân đế của sinh viên Điện tự động công nghiệp Khóa 1

Robot tự động của sinh viên Điện tự động công nghiệp khóa 6 đạt giải nhì trong cuộc thi Robocon khu vực miền Duyên Hải phía Bắc năm 2011.

Sản phẩm mô hình máy chiết và đóng nắp chai tự động của Sinh viên Khoa Điện - Điện tử

Sản phẩm Panel thực hành lắp đặt điện công nghiệp của Giảng viên và Sinh viên Khoa Điện - Điện tử

Sản phẩm xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu của Giảng viên và sinh viên Khoa Điện - Điện tử 

Sản phẩm Robot chơi đàn Organ của Giảng viên Đào Quang Khanh  và Sinh viên Khoa Điện - Điện tử.

Sản phẩm Máy in 3D khung Delta của nhóm sinh viên lớp 2ĐT13B _ Khoa Điện - Điện tử .

Sản phẩm Máy khắc CNC mini của nhóm sinh viên lớp 2TĐ14A _Khoa Điện - Điện tử.

Mô hình bàn thực hành PLC đa chức năng của ThS. Nguyễn Đình Chung _Khoa Điện - Điện tử.

Mô hình hệ thống chuông báo giờ tự động trong trường học sử dụng Rơle thời gian của ThS. Trương Văn Hiếu_Khoa Điện - Điện tử.

Đã Xem: 2211

Bài Viết Mới Nhất