Kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0

Kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0

         Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, xã hội và có sức lan tỏa nhanh chóng đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, cuộc cách mạng này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống, kinh tế, xã hội đặc biệt là giáo dục -đào tạo. Đây cũng là thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo ngành Kế toán nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu mới của thời đại.

Về cơ hội

         Cách mạng công nghiệp  4.0 đã và đang mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Đặc biệt, đối với những người đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực kế toán, có 2 điểm mấu chốt phải ý thức để thay đổi, đó là khả năng công nghệ và khả năng đưa ra phán đoán nhận định (tầm nhìn). Bên cạnh, năng lực chuyên môn là đạo đức nghề nghiệp. Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) công bố năm 2016 cũng cho thấy, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và kỹ năng trên 7 lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn.

Thách thức đặt ra đối với cư sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán

           Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có khoảng 553 cơ sở đào tạo, trong đó có 203 trường đại học và học viện, 208 trường cao đẳng và 142 trường trung học chuyên nghiệp. Trong tổng số các cơ sở đào tạo này, có trên 50% cơ sở đăng ký đào tạo ngành Kế toán với nhiều chuyên ngành khác nhau như: Kế toán doanh nghiệp (DN), kế toán - kiểm toán…

        Hiện nay ở Việt Nam, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên được đào tạo về kế toán, kiểm toán tốt nghiệp, khoảng gần 5 nghìn kế toán viên có chứng chỉ hành nghề nhưng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của DN. Khảo sát sinh viên được đào tạo về kế toán và kiểm toán đang làm việc tại một số DN cho thấy, 80% người học cho rằng, chương trình đào tạo ngành Kế toán còn nặng về tính hàn lâm; 50% cho rằng, kiến thức chuyên ngành mà họ tiếp thu được ít; 70% trả lời, chưa thể nắm bắt được công việc kế toán, kiểm toán ngay mà phải hướng dẫn lại. Trong khi đó, khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, các trường đại học đào tạo ngành nghề kế toán, kiểm toán lớn và có uy tín của Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 ý kiến cho rằng chưa thể nắm bắt được công việc ngay khi được giao mà phải hướng dẫn và đào tạo lại.

Về nguyên nhân

         Thực trạng trên, cho thấy công tác đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán ở nước ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của DN, của thị trường. Thực trạng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

         Thứ nhất: Chương trình đào tạo ngành Kế toán của cơ sở đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới thiên về lý thuyết hàn lâm mang nặng tính học thuật, chưa gắn với thực tiễn, cơ cấu thời lượng phân bổ chưa hợp lý, làm cho người học học quá nhiều nhưng kiến thức lý thuyết nhưng lại thiếu thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống các môn học chuyên ngành, hệ thống các giáo trình, tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu dù được cải tiến nhưng việc cập nhật vẫn chưa theo kịp yêu cầu hội nhập quốc tế, chưa phù hợp với hệ thống chuẩn mực, thông lệ quốc tế, , chưa có sự giao lưu với doanh nghiệp, các trường đại học khác trong nước và quốc tế.

         Thứ hai: Về đội ngũ giảng viên ở nhiều cơ sở đào tạo của các môn học chuyên ngành kế toán còn mỏng cả về số lượng lẫn chất lượng. Dù thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên nhưng một bộ phận không nhỏ các giảng viên, người truyền đạt kiến thức vẫn bộc lộ sự đơn điệu và khô cứng trong giảng dạy. Việc sử dụng phương pháp giảng dạy không phù hợp, không lấy người học làm trung tâm, giảng dạy nặng về độc thoại đã làm thui chột tính độc lập, tư duy khả năng sáng tạo của sinh viên, làm giảm chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng của người học trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng dạy các học phần kế toán phần lớn còn khá trẻ, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.

          Thứ ba: Cơ sở vật chất của hầu hết các cơ sở đào tạo kế toán ở Việt Nam còn nghèo nàn, thiếu phòng thực hành, thiếu phòng mô phỏng, thiếu hệ thống thư viện hiện đại. Việc sử dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa đa dạng, do vậy chưa thể truyền tải hết lượng thông tin cần cung cấp cho người học, số thời gian của giảng viên lên lớp tại các trường quá dày đặc, làm hạn chế thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, mô hình giảng dạy phòng học mô phỏng thực tế ảo vẫn chưa được áp dụng nhiều… Đây chính là nguyên nhân làm cho công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn, môi trường học tập của người học không thuận lợi.

         Thứ tư: Theo khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search cho thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động đã qua đào tạo của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và chăm chỉ,… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ…), tính tuân thủ kỷ luật chưa nghiêm,.. Bên cạnh đó, việc bố số lượng người học trong một lớp học thường khá đông (60 đến 80 sinh viên/lớp), trong khi chỉ có 01 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc cho người học hết sức hạn chế.

           Thứ năm: Về phía người học còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, thiếu tư duy khoa học. Khả năng hướng nghiệp và khởi nghiệp của người học trong quá trình học và sau khi học còn thấp. Trong khi đó, nhiều DN yêu cầu người được tuyển dụng phải có thời gian kinh nghiệm nhất định khiến cho người học  ngành Kế toán - kiểm toán khó tiếp cận cơ hội làm việc thực tế trong quá trình học.

Một số giải pháp nhằm đáp ứng với nhu cầu và nâng cao chất lượng đào tạo trong thời đại công nghiệp 4.0 của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics.

          Để tận dụng tốt những cơ hội và kịp thời khắc phục những hạn chế, thách thức của ngành nghề kế toán trước bối cảnh CMCN 4.0, Trường Cao Đẳng Công nghệ Viettronics cũng đã áp dụng một số các giải pháp sau để đáp ứng với nhu cầu và nâng cao chất lượng đào tạo trong thời đại công nghiệp 4.0:

        Thứ nhất: Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, phù hợp với xu thế phát triển thế giới. Trường đã rà soát lại chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, tăng thời lượng các môn học và mô đun thực hành trong chương trình đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ dưới sự hỗ trợ hợp tác của các chuyên gia đầu ngành kế toán và giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt điểm khác biệt của Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics đối với các cơ sở đào tạo khác là: Nhà Trường luôn đặt ra phương châm “Học đi đôi với hành” nên đã thiết lập mối quan hệ giữa Nhà Trường với các DN trong và ngoài nước như: Công ty TNHH Công nghệ máy văn phòng KYOCERA Việt Nam - Khu Công nghiệp VSIP Hải Phòng, Công ty TNHH TOYOTA BOSHOKU Hải Phòng, Công ty cổ phần sản xuất và công nghệ nhựa. Ngoài ra, Trường còn phối hợp đào tạo và chuyển giao công nghệ, hợp tác cung ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu cho doanh nghiệp với các tập đoàn,các tổ chức, nhà máy khác như: nhà máy LG innotek, công ty TNHH LG display, nhà máy sản xuất lốp xe bridgestone, công ty fuji xerox Hải Phòng…nhằm đưa sinh viên tiếp cận, thực hành các môn học và thực hành ngay tại các đơn vị để nâng cao kiến thức chuyên môn thực tế.. Trong thời đại CMCN 4.0, việc thiết lập các mối quan hệ với các DN ngày càng mở rộng không chỉ với các đơn vị trong nước mà cả ngoài nước, bởi điều đó giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu của DN.

Thăm và làm việc tại Công ty TNHH Công nghệ máy văn phòng KYOCERA Việt Nam

              Thứ hai: Nhà trường thường xuyên cử cán bộ , giáo viên đi học tập và làm việc thực tế tại để nâng cao kiến thức chuyên môn và cập nhập các văn bản, quy định, thông tư đổi mới của Nhà nước trong việc đào tạo chuyên ngành Kế toán. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực; Phát triển việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.

           Thứ ba: Thường xuyên đổi mới nâng cao trang thiết bị công nghệ đáp ứng với nhu cầu của người học. CMCN 4.0 yêu cầu phương pháp đào tạo cần thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số, hệ thống mạng. Các hình thức đào tạo online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng, phòng thư viện trang bị hiện đại…  là xu hướng đào tạo nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai của Trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong thời đại công nghiệp 4.0.

            Thứ tư: Với việc phát triển nội dung đào tạo giúp người học sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại công nghiệp 4.0. Ngoài giảng dạy kiến thức chuyên môn, Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, chú trọng nâng cao khả năng ngoại ngữ. Việc bố trí  một lớp học hợp lý từ 25 đến 30 người giúp việc đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc và học tập tốt nhất.

            Thứ năm: Thường xuyên tổ chức các hội thảo và các sân chơi mang tính hướng nghiệp và nâng cao kiến thức chuyên môn cho người học như: hội thi Sinh viên kế toán giỏi, Rung chuông vàng Kế toán, sinh viên kế toán thanh lịch, ngày hội hướng nghiệp cho sinh viên… và tăng cường tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm các thông tin về CMCN 4.0 được lan tỏa giúp người học tiếp cận, tránh lạc hậu với xu thế chung của thế giới.

            Do vậy, các cơ sở đào tạo kế toán nói chung và Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics nói riêng  là nơi cung cấp nguồn nhân lực kế toán cho xã hội. Vì vậy để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0 chúng ta cần phải có những bước chuyển mình để nâng cao chất lượng đào tạo,  thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến việc đào tạo và chuẩn đầu ra thích hợp, thiết kế chương trình đào tạo có tính ứng dụng và liên thông cao, phát triển đội ngũ giảng viên, thay đổi phương pháp giảng dạy, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Đây chính là điều kiện sống còn và  trách nhiệm của các cơ sở đào tạo này đối với xã hội trong việc cung cấp nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu trong thời đại công nghiệp 4.0.

Việc trở thành HSSV Khoa Kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics  - là lựa chọn đón đầu xu hướng và làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0!!!

Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp, Liên thông cao đẳng ngành Kế toán doanh nghiệp.

Đối tượng đào tạo: Người học tốt nghiệp từ bậc Trung học cơ sở trở lên.

Thời gian đào tạo: 2,5 năm đối với trình độ cao đẳng. 1,5 năm đối với trình độ trung cấp. 01 năm đối với trình độ liên thông cao đẳng.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0868.93.29.29 hoặc truy cập Website: https://www.viettronics.edu.vn.

 

 

 

 

 

Đã Xem: 3044

Bài Viết Mới Nhất