Cơ hội việc làm cho người học Kế toán
CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌC KẾ TOÁN
Kế toán được xem là “ngôn ngữ” của kinh doanh, là công cụ quản lý hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, kế toán hiện diện ở khắp các lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước đến các đơn vị, doanh nghiệp. Trước những thay đổi liên tục về xu hướng của các ngành, nghề khác nhau trong xã hội hiện nay thì kế toán vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ lựa chọn gắn bó và là nghề phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt nếu có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và khả năng ngoại ngữ tốt thì nghề kế toán sẽ có mức lương cực ổn. Chính vì vậy ngày càng có nhiều người học quyết định theo học kế toán tại các trường đại học, cao đẳng. Đây là lý do kế toán được nhiều trường chú trọng đào tạo. Vậy đâu là những lĩnh vực chuyên sâu của kế toán? Kế toán hiện nay có bao nhiêu chuyên ngành đào tạo?
Ngành kế toán gồm những chuyên ngành nào?
Kế toán được biết đến là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một cơ quan, một doanh nghiệp,... Hiện nay ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng đang đào tạo với các chuyên ngành như: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán kiểm toán, Kế toán công.
* Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là một nghiệp vụ quan trọng trong doanh nghiệp đòi hỏi có kiến thức chuyên chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
* Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
Chuyên ngành Kế toán kiểm toán đào tạo cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn kiểm toán, sau khi ra trường người học sẽ nắm chắc được các kĩ năng thực hành công việc kiểm toán.
* Chuyên ngành Kế toán công
Chuyên ngành Kế toán công đào tạo cho người học có kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, tổ chức được Nhà nước quyết định thành lập. Trong chuyên ngành Kế toán công bao gồm rất nhiều các chuyên ngành hẹp khác nhau cho phép bạn lựa chọn.
Cơ hội việc làm khi học ngành kế toán?
Nhu cầu thị trường nhân lực kế toán tại Việt Nam rất cao, ở đâu cũng cần đến kế toán, học kế toán bạn có thể làm việc trong nhiều bộ phận. Ở Việt Nam có hàng ngàn công ty được thành lập mỗi năm, ở các công ty nhỏ cũng cần khoảng từ 2 đến 3 kế toán viên còn với những tập đoàn lớn hơn nhu cầu nguồn nhân lực về kế toán sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó cơ hội nghề nghiệp với người học kế toán vô cùng mở rộng không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai.
Người học kế toán sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận ở các vị trí quan trọng như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng. Ngoài ra người học kế toán có thể trở thành nhân viên tại các công ty chứng khoán, tại ngân hàng. Hơn nữa có thể trở thành kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…
Mặt bằng lương kế toán hiện nay là bao nhiêu?
Thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của người học sau khi tốt nghiệp ở bất cứ ngành nghề nào. Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng cao trong công việc, tỷ lệ thất nghiệp sau tốt nghiệp đại học, cao đẳng luôn được cảnh báo là ngày càng gia tăng thì việc biết thêm thông tin về nguồn thu nhập sẽ cho các bạn có thêm động lực hoặc là những quyết định đúng đắn cho bản thân trên con đường chuẩn bị tiến vào, xa hơn nữa là sẽ gắn bó với mình trong quãng thời gian rất dài.
Hiện nay, mức lương của một kế toán mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm rơi vào khoảng từ 4,5 đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên nếu có trình độ tiếng Anh tốt thì mức lương sẽ cao hơn. Đối với nghề kế toán, mức lương phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm làm việc. Đây là nghề cần nhiều kỹ năng, thủ thuật cũng như trải nghiệm trong công việc. Chính vì đó mà mức lương khi ra trường của nghề kế toán không cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc dựa vào việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển năng lực mà nghề kế toán sẽ được trả mức lương cao hơn rất nhiều so với ban đầu. Đối với một kế toán dày dặn kinh nghiệm có thể được trả mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng. Với vị trí kế toán trưởng, mức lương này còn cao hơn. Tại các công ty, tập đoàn lớn, kế toán trưởng có thể được trả mức lương 80-100 triệu đồng/tháng.
Làm thế nào để chuẩn bị cho công việc kế toán?
Để học kế toán các bạn có thể lựa chọn các trường đại học, cao đẳng để thực hiện sở thích và đam mê của mình, theo học kế toán ở Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics người học sẽ nhận được kiến thức, kinh nghiệm từ những giảng viên có nhiều năm giảng dạy và làm việc tại các doanh nghiệp. Đặc biệt các bạn sẽ được tham gia vào chương trình thực tập kế toán ở doanh nghiệp trong thời gian bạn đang học để làm quen, trao đổi, thực hành với cách thức hoạt động như một người kế toán chuyên nghiệp.
Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.
Đối tượng đào tạo: Người học tốt nghiệp từ bậc THCS trở lên.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm đối với trình độ cao đẳng; 1,5 năm đối với trình độ trung cấp; 1,5 năm cho người học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0868.93.29.29 hoặc truy cập Website: https://www.viettronics.edu.vn.
Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình!
Đã Xem: 1966
Bài Viết Mới Nhất
- Sinh viên khoa CNTT tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC năm 2023
- Sinh viên khoa Kế toán tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC năm 2023
- Sinh viên Khoa Điện - Điện tử tham gia Hội thi sáng tạo trẻ VTC, năm 2023
- Học ngành, nghề Điện công nghiệp
- Học sinh - sinh viên Khoa Điện - Điện tử tham dự Hội thi tay nghề giỏi VTC, năm 2021
- Cơ hội và thách thức cho sinh viên ngành kế toán trong cách mạng công nghiệp 4.0