Chuyên đề "Tầm quan trọng của Máy biến áp"

    CHUYÊN ĐỀ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÁY BIẾN ÁP

 

  1. MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC

     

        

       - Nguồn điện được sản xuất ra tập trung tại các nhà máy điện như: nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân… nhưng việc tiêu thụ điện lại rộng khắp quốc gia, tập trung hơn tại các khu dân cư, nhà máy, từ thành thị đến nông thôn cũng đều cần điện.

        - Cần đường truyền tải điện để chia sẻ giữa các vùng, phân phối lại điện năng, xuất nhập khẩu điện năng..

       - Để giảm tổn hao khi truyền tải điện năng đi xa cần phải tăng hiệu điện thế lên nhiều lần trước khi truyền tải

       - Điện năng sau khi truyền tải đến các cần phải giảm hiệu điện thế xuống sao cho phù hợp với nhu cầu của các phụ tải ,...

        Chính vì vậy cần phải có máy biến áp điện lực.

II. MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG

       Máy biến áp đo lường bao gồm: Máy biến dòng và máy biến điện áp

       - Máy biến điện áp và máy biến dòng điện để biến đổi điện áp cao, dòng điện lớn thành những lượng nhỏ để đo được bằng dụng cụ đo tiêu chuẩn (1V ÷100V hoặc 1A ÷ 5A )

       - Dùng trong mạch bảo vệ, giảm dòng điện và điện áp của đối tượng được bảo vệ đến giá trị thấp nhất để hệ thống làm việc an toàn. Máy biến điện áp được chế tạo với công suất từ 25VA ÷ 1000VA và máy biến dòng từ 5V ÷ 100VA.

       - Cách ly, bảo vệ với đối tượng được bảo vệ.

       - Cho phép cùng dòng điện và áp chuẩn thích ứng với hệ thống bảo vệ

       - Máy biến điện áp có dây quấn sơ cấp nối với lưới điện và dây quấn thứ cấp nối với Volt mét hay với cuộn dây song song của Watt mét hoặc với cuộn dây của rơ le bảo vệ

       - Chú ý khi sử dụng máy biến điện áp không được nối tắt mạch thứ cấp, vì như thế sẽ tương đương với nối tắt mạch sơ cấp và dẫn đến gây ra sự cố ngắn mạch ở lưới điện.

       - Máy biến dòng điện có dây quấn sơ cấp và nối nối tiếp với mạch cần đo dòng điện, dây quấn thứ cấp gồm nhiều vòng dây được nối với Ampe mét hoặc các cuộn dây nối tiếp của Watt mét hay rơ le bảo vệ.

       - Chú ý khi sử dụng máy biến dòng không được để dây quấn thứ cấp hở mạch vì như vậy I0 = I1 rất lớn, lõi thép bão hoà nghiêm trọng (Ф = 1,4 ÷ 1,8 wb) sẽ nóng và làm cháy dấy quấn. Hơn nữa khi bão hoà sẽ làm cho sức điện động tăng vọt đến điện áp ở đầu thứ cấp lên rất cao không an toàn cho người sử dụng. Để đảm bảo an toàn dây quấn thứ cấp được nối đất một đầu.

                                     

                                         

Máy biến dòng điện

 

                               

Máy biến điện áp

 

III. MÁY BIẾN ÁP HÀN                                                        

                                                                                                                                   

                                                                              Máy hàn MIG

 

                                                                                  

Máy hàn TIG

         Hiện nay hàn điện là một phương pháp ghép nối các chi tiết được dùng rộng rãi trong công nghiệp, trong xây dựng, trong ngành chế tạo và sửa chữa máy

       Hàn điện có ưu điểm nổi bật với phương pháp ghép nối khác như tán đinh,ri vê, bu lông, ecu nhờ,...

       - Tiết kiệm được nguyên vật liệu

       - Độ bền cơ học mối nối cao

       - Giá thành hạ, năng suất cao

        - Rễ ràng thực hiện cơ khí hóa và tự động hóa

       Các máy biến áp hàn được chia thành nhiều loại có cấu tạo và đặc tính khác nhau tuỳ theo phương pháp hàn ( hồ quang , hàn điện …). Các máy biến áp hàn hồ quang được chế tạo sao cho có đặc tính ngoài U2 = f (I2) rất dốc để hạn chế được dòng điện ngắn mạch và bảo đảm cho hồ quang được ổn định. Muốn điều chỉnh dòng điện hàn cần phải có thêm một cuộn cảm phụ có điện kháng thay đổi được bằng cách thay đổi khe hở  của lõi thép của cuộn cảm.

      Máy biến áp hàn hồ quang thường có điện áp không tải bằng 60 ÷75V và điện áp ở tải định mức bằng 20kVA và nếu dùng cho hàn tự động thì có thể tới hàng 100kVA.

 

IV. MÁY BIẾN ÁP CHỈNH LƯU 

 

Bộ kích điện 12VDC lên 220VAC                                 

                                                              Bộ nạp ắc quy     

       Máy biến áp chỉnh lưu có đặc điểm là tải của các pha không đồng thời mà luân phiên nhau theo sự làm việc của các dương cực của các bộ chỉnh lưu thuỷ ngân hoặc bán dẫn đặt ở mạch thứ cấp của máy biến áp. Như vậy máy biến áp luôn luôn làm việc trong tình trạng không đối xứng, do đó phải chọn sơ đồ nối dây sao cho đảm bảo được điều kiện từ hoá bình thường của các trụ lõi thép và giảm nhỏ được sự đập mạch của điện áp và dòng điện chỉnh lưu.

       Muốn như vậy phải tăng số pha của dây quấn thứ cấp (thường chọn số pha bằng 6) và ở phía thứ cấp có đặt thêm cuộn cảm cân bằng K giữa các điểm trung tính của ba pha thuận và ba pha ngược. Tác dụng của cuộn cảm K là làm cân bằng điện áp trong mạch của hai pha có góc lệch 600 làm việc song song.

       Khi hai dây quấn thứ cấp làm việc song song với nhau, bộ chỉnh lưu sáu pha làm việc tương tự như bộ chỉnh lưu ba pha và mỗi dương cực làm việc không phải trong thời gian một phần sáu mà trong một phần ba chu kỳ.

V. MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU:

 

                     

      

Biến áp đổi nguồn hạ áp 3 pha tự ngẫu

 

  

Ổn áp Lioa DRII 15KVA

       Máy biến áp tự ngẫu dùng có lợi trong trường hợp hiệu của điện áp thứ cấp U2 và sơ cấp U1. Kinh tế hơn về mặt chế tạo và tổn hao ít hơn so với máy biến áp thường.

       Máy biến áp tự ngẫu khác máy biến áp một dây quấn ở chỗ cả cuộn dây sơ cấp và thứ cấp cấp chỉ dùng 1 dây quấn, hay nói khác đi dây quấn thứ cấp là một bộ phận của dây quấn sơ cấp. Dây quấn sơ cấp được nối song song với lưới, còn dây quấn thứ cấp nối trực tiếp với lưới.

       Máy biến áp tự ngẫu ngoài việc liên hệ qua hỗ cảm các dây quấn sơ và thứ cấp còn liên hệ trực tiếp với nhau về điện.

       Ngoài việc truyền tải điện năng, máy biến áp tự ngẫu còn dùng để mở máy động cơ điện không đồng bộ, dùng trong phòng thí nghiệm để thay đổi điện áp liên tục.

 

Biên soạn: ThS. Trương Văn Hiếu

Đã Xem: 1904

Bài Viết Mới Nhất