Giới thiệu và mô tả các ngành nghề đang đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

1. Ngành/nghề Quản trị mạng máy tinh

(1). Mô tả ngành/nghề

Ngành/nghề “Quản trị mạng máy tính”là ngành nghề chuyên thực hiện quá trình khảo sát, thiết kế, lắp đặt và quản trị một hệ thống mạng trong các cơ quan,xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như bảo mật các thông tin, dữ liệu trong cơ quan, tổ chức.

(2). Vị trí làm việc

Người làm ngành/nghề Quản trị mạng máy tính thường được bố trí làm việc ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia trong môi trường tiếp xúc với các máy tính, thiết bị mạng.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Người làm ngành/nghề Quản trị mạng máy tính có các nhiệm vụ chủ yếu: khảo sát và thiết kế các hệ thống mạng LAN, WAN; lắp đặt hệ thống mạng; cài đặt phần mềm mạng; quản lý dịch vụ mạng; quản lý các đối tượng sử dụng mạng; chia sẽ tài nguyên hệ thống mạng; quản lý ứng dụng trên mạng; giám sát hệ thống mạng; đảm bảo an toàn hệ thống mạng; bảo dưỡng hệ thống mạng; nâng cấp hệ thống mạng.

2. Ngành/nghề Công nghệ Thông tin (ứng dụng phần mềm)

(1). Mô tả ngành/nghề

Ngành/nghề “Công nghệ thông tin” (ứng dụng phần mềm) là ngành/nghề thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để xử lý, vận hành, trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, Multimedia (voice/video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn.

(2). Vị trí làm việc

Người làm ngành/nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) có thể đảm nhiệm được các vị trí: trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở sản xuất trong nước hoặc ở nước ngoài; làm tổ trưởng tổ tin học, cán bộ kỹ thuật tin học, kỹ thuật viên tin học, bác sỹ máy tính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên làm việc với máy tính để thiết kế và sửa chữa các sản phẩm, các mặt hàng trên máy tính; tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên máy tính với quy mô vừa và nhỏ.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Người làm ngành/nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) có các nhiệm vụ chủ yếu: xác định phần mềm; cài đặt côngnghệ; tạo môi trường làm việc; kiểm tra; tạo phiên làm việc; xử lý dữ liệu; sao lưu dữ liệu; đảm bảo an toàn; xử lý lỗi; bảo trì hệ thống.

3. Ngành/nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

(1). Mô tả ngành/nghề

“Kỹ thuật sửa chữa, lắp rắp máy tính” là ngành/nghề lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính mạng LAN nhỏ; khảo sát nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng theo yêu cầu của doanh nghiệp; lập hồ sơ quản lý, chuẩn đoán, sửa chữa máy tính, khắc phục các sự cố bảo trì hệ thống máy tính, mạng LAN nhỏ và các thiết bị văn phòng.

(2). Vị trí làm việc

Người có chuyên môn ngành/nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp rắp máy tính thường được bố trí làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính; công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử và mang tính tập thể, làm việc nhóm.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Người làm ngành/nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp rắp máy tính có nhiệm vụ: sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình, sửa chữa máy in; lắp rắp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; ghép nối các máy tính; thiết kế mạng cục bộ - LAN; sửa chữa máy tính, bảo dưỡng máy tính xách tay; baoe dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.

4. Ngành/nghề Điện công nghiệp

(1). Mô tả ngành/nghề

“Điện công nghiệp” là ngành/nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.

(2). Vị trí làm việc

Người học ngành/nghề Điện công nghiệp có khả năng làm việc tại các công ty điện lực (tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây…); làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng (nhân viên vận hành); làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; đảm nhiệm công việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng, bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện năng: Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ đo vạn năng, Mêgômét, Hioki… đo đúng thông số cần đo vào trường hợp cụ thể trong thực tế; sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn điện; lắp đặt hệ thống cung cấp điện; lắp đặt tủ điện phân phối; lắp đặt mạng điện chiếu sáng; lắp đặt bộ điều khiển dùng công tắc tơ, các bộ điều khiển lập trình; bảo dưỡng, sửa chữa mạng động lực tủ điện phân phối; bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều khiển dùng công tắc tơ và các bộ điều khiển lập trình; vận hành được hệ thống điều khiển tự động dùng PLC; bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện một chiều và xoay chiều; quấn dây động cơ điện, máy biến áp công suất nhỏ; sửa chữa máy phát điện xoay chiều; vận hành, sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò như: ÁP tô mát phòng nổ, khởi động từ phòng nổ, biến áp khoan phòng nổ; đọc và phân tích các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp; khảo sát được hiện trường để có phương án lắp đặt, sửa chữa hợp lý; lắp đặt, vận hành, sửa chữa và kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống cấp điện và thiết bị điện công nghiệp./

5. Ngành nghề Điện tử công nghiệp

(1). Mô tả ngành/nghề

Ngành/nghề “Điện tử công nghiệp” là ngành/nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp rắp các mạch: điện tử công nghiệp, khí cụ điện, mạch đo lường điện tử, mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rowle-khỏi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, mạch ứng dụng kỹ thuật các biến, bộ điều khiển dúng PLC, thiết bị kỹ thuật xung-số. Điện tử công nghiệp cũng là ngành/nghề bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất côngnghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điểu khiển dùng Rơle-khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung-số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

(2). Vị trí làm việc

Người học ngành/nghề Điện tử công nghiệp thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện tử. Làm trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng, bảo trì thiết bị điện của các nhà máy xí nghiệp.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Các nhiệm vụ chủ yếu của người làm ngành/nghề Đienj tử công nghiệp là: lắp rắp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp rắp và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa,bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung-số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp rắp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thppngs đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điểu khiển thiết bị công nghiệp.

6. Ngành/nghề Kế toán doanh nghiệp

(1). Mô tả ngành/nghề

Nghề “ Kế toán doanh nghiệp ” là nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi nhỏ (ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp) cho tới quản lý ở phạm vi lớn hơn (toàn bộ nền kinh tế quốc dân) đều cần đến kế toán.

(2). Vị trí làm việc

Học xong nghề Kế toán doanh nghiệp có thể làm việc ở các vị trí: nhân viên kế toán tại bộ phận kế toán của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, công ty… thường được gọi là Phòng Tài vụ hay Phòng Tài chính kế toán, Ban Tài chính kế toán…

Mọi cơ quan, tổ chức nhà nước hay các công ty, doanh nghiệp ở bất kì lĩnh vực nào trong xã hội đều phải tiến hành công tác kế toán. (Điều này đã được quy định rõ trong Luật Kế toán nước ta).

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề

Vận dụng kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nhiệm vụ kế toán được đào tạo theo đúng chuyên ngành ở vị trí công việc được giao;

Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán. Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. 

Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp. Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp. 

Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng. 

Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp. 

Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị. 

Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật. 

Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Báo cáo với lãnh đạo các đơn vị và đề xuất các giải pháp đúng đắn để hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn.

Hy vọng rằng, với mô tả tóm tắt này các em học sinh có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề học phù hợp nhất tại trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics.

 

Thí sinh  cần tư vấn xin liên hệ Phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics.

Điện thoại: 02256265368; 02253726988; 0868.93.29.29, 0912.241.605

Website: www.viettronics.edu.vn;  https://www.facebook.com/viettronics

Địa chỉ: Số 118 đường Cát Bi, Phường Cát Bi, Quận Hải An, Hải Phòng./.

       HOTLINE TƯ VẤN TUYỂN SINH 0868.93.29.29

 

 

Đã Xem: 3775

Bài Viết Mới Nhất